Bé gái thường xuyên ngoáy mũi, cha mẹ để mặc không ngăn cản, đến tuổi đi học mới hối hận thì đã muộn

Bé gái thường xuyên ngoáy mũi, cha mẹ để mặc không ngăn cản, đến tuổi đi học mới hối hận thì đã muộn

Trong mắt nhiều người, ngoáy mũi là thói quen rất bình thường, đặc biệt với trẻ nhỏ, ai cũng nghĩ ngứa nên mới ngoáy mũi, có sao đâu!

Hầu hết bố mẹ đều nghĩ trẻ con ngoáy mũi là do nhu cầu sinh lý, không có chuyện gì to tát và cũng chẳng mấy ai để ý. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra những hậu quả tai hại khi bố mẹ cứ mặc nhiên để trẻ ngoáy mũi thường xuyên.

Nan Nan là cô bé có sở thích ngoáy mũi từ nhỏ. Ban đầu, bố mẹ Nan Nan thấy con ngoáy mũi thì không hề ngăn cản, dần dần bé ngoáy mũi nhiều hơn, còn bị chảy máu. Nhưng ngay cả khi con xảy ra hiện tượng như thế, bố mẹ Nan Nan cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng đừng ngoáy mũi nữa, không kiên quyết giúp con từ bỏ thói quen xấu này.

Bởi thế, ngoáy mũi đã trở thành thói quen khó bỏ của cô bé. Lớn lên, việc học hành, áp lực tăng lên gấp bội khiến Nan Nan ngày càng ngoáy mũi nhiều hơn. Bạn bè cứ xa lánh Nan Nan dần vì thấy chướng mắt khi cô bé thường xuyên ngoáy mũi, bạn cho rằng bé ở bẩn.

Bé gái thường xuyên ngoáy mũi, cha mẹ để mặc không ngăn cản, chuyên gia chỉ ra 2 hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến cả học tập sau này - Ảnh 1.

Cô bé có thói quen ngoáy mũi từ nhỏ nhưng bố mẹ không can thiệp (Ảnh minh họa).

Những lời xì xào dần đến tai Nan Nan, lúc này cô bé mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì càng trở nên mặc cảm hơn, tự ti và xa lánh các bạn vì không thể từ bỏ thói quen đã ăn sâu suốt nhiều năm qua. Nhìn con như vậy, cha mẹ Nan Nan vô cùng hối hận vì đã không can thiệp vào thói quen ngoáy mũi của con lúc còn nhỏ.

Theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, có 2 vấn đề sẽ xảy ra, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ nếu chúng duy trì thói quen ngoáy mũi từ nhỏ.

1. Trẻ trở nên cẩu thả

Bản thân hành động ngoáy mũi liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân mỗi con người. Có người nghĩ đây chỉ là hành động đơn giản, ai mà chẳng ngoáy mũi nhưng nó đồng nghĩa với việc một người có khả năng kiểm soát bản thân hay không, có biết những việc nên và không nên làm trong từng hoàn cảnh hay không.

Bé gái thường xuyên ngoáy mũi, cha mẹ để mặc không ngăn cản, chuyên gia chỉ ra 2 hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến cả học tập sau này - Ảnh 2.

Ngoáy mũi quá nhiều khiến bé bị sưng tấy, tổn thương các mạch máu gây chảy máu từ bên trong mũi (Ảnh minh họa)

Ngoáy mũi khiến trẻ thấy thoải mãi, dễ chịu nhưng lâu dần nó sẽ làm trẻ không biết cách kiềm chế thói quen này, trước mặt người khác hay bất cứ chỗ nào cũng thoải mái làm theo sở thích cá nhân. Nếu cha mẹ không nhắc nhở và ngăn cản, càng lớn lên trẻ càng cẩu thả, luộm thuộm. Từ một thói quen ngoáy mũi mà trở thành tính cách, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuyện học tập, làm việc sau này.

2. Bị bệnh về mũi

Cũng giống như cô bé Nan Nan trên, ngoáy mũi quá nhiều khiến bé bị sưng tấy, tổn thương các mạch máu gây chảy máu từ bên trong mũi. Nguyên nhân là do các mao mạch rất mỏng manh, trẻ ngoáy mũi phải dùng lực hơi mạnh một chút, nhiều người còn có móng tay dài, rất dễ làm vỡ mao mạch và chảy máu mũi.

Ngoài ra, sau mỗi lần bị chảy máu, lớp bảo vệ mũi ngày càng mỏng đi khiến những lần sau, dù chỉ chạm nhẹ cũng dễ gây chảy máu mũi. Nghiêm trọng nhất là có người ngoáy mũi còn dẫn đến nhiễm trùng vết thương và các bệnh về mũi khác.

Bé gái thường xuyên ngoáy mũi, cha mẹ để mặc không ngăn cản, chuyên gia chỉ ra 2 hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến cả học tập sau này - Ảnh 3.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ngoáy mũi nhiều?

1. Chuyển hướng sự chú ý

Thực chất ngoáy mũi chỉ là một cách giải tỏa cảm xúc. Cách tốt nhất để ngăn cản con ngoáy mũi là chuyển sự tập trung của trẻ để trẻ quên đi căng thẳng, lo lắng của bản thân sang chú ý đến vấn đề khác. Chẳng hạn, bố mẹ có thể gợi ý cho bé một trò chơi, một hoạt động nào đó phù hợp.

Bằng cách này, trẻ sẽ ít ngoáy mũi hơn, dần khắc phục được thói quen xấu. Bố mẹ lưu ý không nên quát nạt, hét to mỗi khi nhìn thấy trẻ ngoáy mũi bởi điều đó sẽ làm trẻ sợ hãi, giật mình, vô tình làm tổn thương mũi.

2. Nhẹ nhàng gạt tay trẻ ra

Với nhiều trẻ, nhắc nhở trở nên vô tác dụng. Vậy thì cha mẹ có thể áp dụng cách gạt tay trẻ ra một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi nhìn thấy trẻ ngoáy mũi, cha mẹ hãy "hành động" luôn, nhưng nên nhớ không đánh mắng hay gạt tay con một cách thô bạo. Hành động này vừa nhắc nhở trẻ đây là thói quen xấu cần từ bỏ, vừa can thiệp kịp thời để trẻ nhận ra mình đang ngoáy mũi.

Đối với những thói hư tật xấu của trẻ, cha mẹ chính là người giúp trẻ sửa sai. Nếu không ngăn chặn sớm, trẻ không thể nhận ra mình đã có thói quen xấu cần sửa chữa hay từ bỏ, càng lớn lên các thói quen đó sẽ định hình tính cách, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của một đứa trẻ.

Theo Afamily